Lọc nước bằng cát


Các loại vật liệu lọc nước giá rẻ hoàn toàn có khả năng làm sạch nước bị ô nhiễm - là công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, mang lại hiệu quả thiết thực và tiết kiệm chi phí.

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết: Nước bị ô nhiễm có thể được làm sạch hiệu quả hơn nhiều bằng cách sử dụng một loại vật liệu giá rẻ.

Được mệnh danh là “siêu cát”, nó có thể được dùng như một cách lọc nước ít tốn kém tại các nước đang phát triển. Đây là loại cát được tráng bên ngoài một loại ôxít có từ loại vật liệu khá phổ biến là than chì – thường được sử dụng làm lõi bút chì. Nhóm nghiên cứu đã mô tả cụ thể trong tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ. Với cát thường, việc lọc nước có thể không mấy thuận tiện.

Ông Wei Gao từ Trường đại học Rice ở tiểu bang Texas (Mỹ) nói rằng khi dùng cát thô để lọc nước nhiễm mầm bệnh, các chất gây ô nhiễm hữu cơ hay các ion kim loại nặng sẽ cho hiệu quả kém hơn nhiều so với cát mịn. Tuy nhiên, lọc bằng cát mịn cho tốc độ lọc rất chậm.


Nhà nghiên cứu giải thích: “Chúng tôi kết hợp chất liệu cát thô với chất liệu carbon, khiến cho sản phẩm có khả năng lọc giữ cao các chất ô nhiễm, đồng thời cho phép dòng nước lưu thông nhanh”. Bà nói rằng nhóm nghiên cứu đã ngâm cát trộn ôxít graphite vào nước rồi trộn với cát thường, sau đó làm nóng hỗn hợp lên đến 1050C trong vài giờ để nước bay hơi hết, còn lại thành phẩm “cát đã được tráng vỏ”, dùng để lọc sạch nước ô nhiễm.

Khoa học gia dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Pulickel Ajayan, nói rằng tỷ lệ ôxít graphite có thể được điều chỉnh để cho ra sản phẩm có chọn lọc hơn, phù hợp hơn trong việc lọc một số chất ô nhiễm, chẳng hạn như các chất ô nhiễm hữu cơ hoặc một số kim loại nhất định có trong nước bẩn.

Một thành viên khác trong nhóm, Tiến sĩ Mainak Majumder từ Đại học Monash ở Melbourne (Australia), cho rằng sản phẩm còn có một lợi thế khác nữa, đó là giá thành rẻ.

Ông nói: “Vật liệu này cho hiệu quả tương đương với một số chất liệu carbon đang được bán trên thị trường. Nhưng bởi chỉ cần dùng nhiệt độ thông thường và các nguồn graphite rẻ tiền để xử lý, cho nên sản phẩm rất tiết kiệm chi phí”.

Ông chỉ ra rằng, tại Australia có nhiều công ty khai thác than chì và các hãng xả ra khá nhiều chất thải giàu graphite. Chất thải này có thể được dùng để lọc nước, ông kết luận

Dùng đèn cực tím xử lý nước


Do tia UV (tia cực tím) có hiệu xuất diệt khuẩn cực mạnh bằng cách phá vỡ cấu trúc AND của tế bào và chi phí vận hành rất thấp nên các hệ thống đèn cực tím ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhành xử lý nước.

Tuy nhiên, sử dụng tia UV không đúng cách sẽ vừa làm giảm hiểu quả, vừa có thẻ gây hại cho người vận hành.


Đèn cực tím

Lưu ý trong việc sử dụng đèn cực tím như sau:
Thường xuyên ghi chép lại các câu cảnh báo, các chỉ dẫn trên hệ thống (nếu có).
Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc để ánh sáng UV chiếu lên người, đặc biệt là mắt và da.
Luôn luôn ngắt điện, rút hẳn phích cắm trước khi thực hiện các công việc vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ.
Cần nối đầu dây tiếp đất nếu hệ thống có trang bị.
Cần đảm bảo xử lý các tạp chất vô cơ trong nước trước khi cấp tới hệ thống UV.
Không sử dụng ngoài trời.
Tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cấu hoặc cách lắp máy. Không bóc các tem, nhãn cảnh báo trên thân máy, thân đèn.
Không sử dụng đèn cực tím cho các ứng dụng không được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng.
Các hệ thống sử dụng thông gió: cần đảm bảo quạt thông gió luôn hoạt động tốt.
Tia cực tím làm lão hóa nhựa, cao su và các vật chất phi kim loại, có thể làm bay màu, làm héo lá cây. Do đó cần tránh chiều tia cực tím lên các vật liệu này, kể cả phản chiếu gián tiếp.
Ngưng sử dụng ngay khi phát hiện dây điện nguồn có dấu hiệu hư hỏng.
Sử dụng nguồn điện đúng theo thiết kế.
Đảm bảo hệ thống lọc bảo vệ không bị nghẹt hoặc bị đóng băng 9 vào mùa đông)
Không sử dụng lưu lượng và áp lực nước lớn hơn công xuất thiết kế của hệ thống.
Đèn cực tím có chứa Thủy Ngân: Cần tuân thủ tuyệt đối quy định về tái chế rác thải độc hại
Đèn phát tia UV thường được lắp ở vị trí cuối cùng trên hệ thống lọc của tất cả các dòng may loc nuoc, dây chuyền lọc nước nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong nước.

Xử lý nước nhiễm sắt






Nước nhiễm sắt là vấn đề phổ biến, thường gặp ở cả các hệ thống cung cấp nước máy hay hệ thống nước giếng khoan, sắt hòa tan trong nước cũng có nhiều nguyên nhân, cách xử lý không quá phức tạp.

Nếu bạn thấy các vết bẩn màu đỏ và da cam trong bồn tắm, bồn rửa hoặc trong bồn cầu, bạn không phải lo lắng quá bởi bạn không phải là trường hợp duy nhất. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sắt hòa tan trong nước máy của bạn và nó là một vấn đề rất phổ biến mà nhiều người đã chấp nhận với hiện tượng này. Thật may mắn vì hiện nay đã có một số phương pháp có khả năng loại bỏ được sắt ra khỏi nước và bảo vệ hệ thống nước và ngôi nhà bạn khỏi vết ố bẩn.

Sắt là gì? Tại sao nó có lẫn trong nước?

Sắt là một yếu tố tự nhiên và là một trong những kim loại phổ biến nhất trên thế giới. Nó tồn tại trong đất và được tìm thấy trong các sông, hồ, ao, và các nguồn nước ngầm. Vì đây cũng là những nguồn nước chính mà các công ty nước của thành phố khai thác, nó luôn luôn xuất hiện trong nguồn nước máy. Sắt trong nước cũng có thể tạo ra từ các đường ống dẫn nước bằng sắt cũ, vì vậy không thể đảm bảo nước tinh khiết cho toàn thành phố, trong nước luôn luôn bị nhiễm sắt ở mức độ nào đó.

Màng xử lý nước thải




Lợi ích của màng Công nghệ xử lý nước thải

Trong sự phát triển của công nghệ gần đây đã mang đến bước đột phá trong việc xử lý nước thải và cải tạo tái xử dụng nước. Sự phát triển này liên quan đến công nghệ màng, và đánh dấu bước ngoặt về công cuộc cải tạo và xử lý nước thải bằng công nghệ màng.

Quá trình xử dụng công nghệ màng xuất hiện khoảng 3 năm trước đây. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, lượng nước thải đã gia tăng nhanh chóng đòi hỏi cần phải xử lý bằng màng công nghệ cao, thường áp dụng công nghệ này cho việc tái xử dụng nước thải đã qua quá trình xử lý .

Trong thực tế thì ngày nay các cơ sở xử lý nước thải bắt buộc phải sử dụng màng công nghệ cao, số lượng sử dụng màng công nghệ lớn chứng tỏ nhu cầu áp dụng hệ thống xử lý nước thải người dân ngày càng cao.
Có thể thấy màng công nghệ xử lý nước thải là một sự lựa chọn đúng đắn để có thể đáp ứng được nhu cầu của người xử dụng , tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất vì có nhiều cách đơn giản và chi phí giá thành lại thấp hơn nhiều, tùy vào chất lượng nước thải cần xử lý mà ta nên lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. Đối với màng công nghệ thì nó có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm hiệu quả nhất mà các công nghệ khác khó có thể làm được. Màng công nghệ có thể thay thế cho các ứng dụng xử lý nước thải, màng đang được sử dụng như là một biện pháp xử lý tiên tiến để loại bỏ các hợp chất hữu cơ, phốt pho, nitơ, keo và chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn gây bệnh ở người, bao gồm vi khuẩn, u nang sinh vật đơn bào và vi rút.Công nghệ màng cho xử lý nước thải bao gồm:
· Màng phản ứng sinh học: thường vi lọc (MF) hoặc siêu lọc (UF) được đưa sâu xuống bể sục khí (hệ thống chân không), hoặc thực hiện trong đơn vị màng áp lực điều khiển bên ngoài, như là một thay thế cho lắng thứ cấp và các bộ lọc thứ cấp.

Biến nước thải thành nước tinh khiết



Thẩm thấu ngược RO là một phương pháp lọc nước phổ biến làm sạch nước thải công nghiệp. Áp dụng đối với nước có áp lực từ 150 – 600 psi và được dẫn qua hai lớp màng mỏng hoặc màng cellulose acetate.Khả năng xử lý và phục hồi nước ở mức 70-90%.


Yếu tố quan trọng nhất xử lý nước thải công nghiệp với màng lọc RO là tiền xử lý để bảo vệ màng chống ô nhiễm hữu cơ, loại bỏ kim loại, cát đá…và hóa chất hòa tan. Trước khi thực hiện phương pháp thẩm thấu ngược cần phải xem xét về cân bằng cation/anion và xác định nguy cơ tắc nghẽn với màng. Mức dộ BOD và COD cao cũng có thể gây tắc nghẽn màng trong quá trình xử dụng, cần áp dụng một số công nghệ để xác định và xử lý các trường hợp này trước khi đưa vào xử dụng bằng hệ thống màng lọc RO.