Biến nước thải thành nước tinh khiết



Thẩm thấu ngược RO là một phương pháp lọc nước phổ biến làm sạch nước thải công nghiệp. Áp dụng đối với nước có áp lực từ 150 – 600 psi và được dẫn qua hai lớp màng mỏng hoặc màng cellulose acetate.Khả năng xử lý và phục hồi nước ở mức 70-90%.


Yếu tố quan trọng nhất xử lý nước thải công nghiệp với màng lọc RO là tiền xử lý để bảo vệ màng chống ô nhiễm hữu cơ, loại bỏ kim loại, cát đá…và hóa chất hòa tan. Trước khi thực hiện phương pháp thẩm thấu ngược cần phải xem xét về cân bằng cation/anion và xác định nguy cơ tắc nghẽn với màng. Mức dộ BOD và COD cao cũng có thể gây tắc nghẽn màng trong quá trình xử dụng, cần áp dụng một số công nghệ để xác định và xử lý các trường hợp này trước khi đưa vào xử dụng bằng hệ thống màng lọc RO.







Nước thải ra các hệ thống thoát nước chứa từ 200-10.000 phần triệu (ppm) tổng chất rắn hòa tan(TDS). Với công nghệ tiền xử lý thích hợp và tiếp theo đó xử dụng hệ thống lọc nước RO, nước thải hoàn toàn có thể tái chế và đưa vào sử dụng.


Hạt nhựa trao đổi Ion thực hiện trao đổi các chất trong nước sau quá trình thẩm thấu ngược giúp nước trở nên tinh khiết. Để có thể thiết kế thành công về hiệu quả và chi phí, công nghệ môi trường toàn Á có thể đánh giá từng ứng dụng riêng lẻ , về độ PH, oxy hóa kiềm và nồng độ muối hòa tan trong nước thải thường vượt quá giới hạn hoạt động của hệ thống RO. Sau khi đánh giá chi tiết của nước thải, Toàn Á sẽ xác định thành phần hóa học tối ưu để lựa chọn công nghệ xử lý sơ bộ tốt nhất cho – một hệ thống dây chuyền lọc nước tinh khiết từ nước thải hoàn chỉnh.


Ứng dụng bao gồm xử lý và tái chế nước thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất kim loại, chất bán dẫn, sản xuất ô tô, nước ngầm và nước rò rỉ tại các bãi rác….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét